Tổng quan Tử hình theo quốc gia và vùng lãnh thổ

Trước kia, hình phạt tử hình được hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng. Ngày nay, đa phần trong số đó đã bãi bỏ hoặc trên thực tế không còn áp dụng hình phạt này nữa. Nhật Bản là quốc gia có chỉ số điều chỉnh bất bình đẳng (IHDI) cao nhất trong chương trình phát triển Liên Hợp Quốc vẫn còn áp dụng hình phạt tử hình, trong khi đó, Singapore là quốc gia có chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất vẫn còn áp dụng hình phạt này.[2][3][4][5][6][7][8] Tính đến tháng 7 năm 2018, tính trên 195 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, bao gồm các quốc gia được cấp quy chế quan sát viên, ta có thống kê về tình hình áp dụng án tử hình theo từng quốc gia như sau:[9]

  • 55 quốc gia (chiếm 28% trên tổng số 195 quốc gia) vẫn duy trì hình phạt tử hình.
  • 28 quốc gia (chiếm 14%) trên thực tế có thể xem như đã bãi bỏ án tử hình, nghĩa là chưa ghi nhận vụ xử tử nào trong hơn một thập kỉ qua, có chính sách để không áp dụng hình phạt này nhưng chưa chính thức đưa vào luật.[10]
  • 8 quốc gia (chiếm 4%) đã bãi bỏ án tử hình trên thực tế, nghĩa là quốc gia đó chưa xử tử ai trong suốt hơn 14 năm trở lại đây; bao gồm các quốc gia đã bãi bỏ án tử hình theo luật định, tuy nhiên trong một vài trường hợp bất khả kháng (ví dụ tội phạm chiến tranh) sẽ được áp dụng.
  • 104 quốc gia (chiếm 54%) đã bãi bỏ án tử hình cho tất cả các tội danh, gần đây nhất có thể kể đến: Madagascar (2015), Fiji (2015), Cộng hòa Dân chủ Congo (2015), Suriname (2015), Nauru (2016), Benin (2016), Mông Cổ (2017), Guinea (2017).
Hành quyết người chưa thành niênKể từ năm 2009, Iran, Ả Rập Saudi và Nam Sudan đã xử tử những người phạm tội dưới 18 tuổi tại thời điểm tội ác được thực hiện, điều này trái với Công ước về Quyền trẻ em.[11][12][13]Xử tử công khaiNăm 2013, chính quyền các nước Iran, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Saudi và Somalia đã tiến hành những vụ hành quyết công khai.[14] Năm 2021, Yemen là quốc gia mới nhất đã áp dụng hình thức này.[15]Xử tử ngoài khuôn khổ pháp lýỞ nhiều quốc gia, việc hành quyết không qua xét xử ngoài khuôn khổ pháp lý xảy ra không thường xuyên và có hệ thống. Những trường hợp như vậy sẽ không được đề cập trong khuôn khổ bài viết này.

Những quốc gia có chỉ số phát triển con người nằm ở nhóm "rất cao"

Trong số 62 quốc gia/vùng lãnh thổ nằm ở nhóm rất cao trong thang đo Chỉ số phát triển con người (báo cáo số liệu năm 2018),[16] 11 quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình, đó là Singapore, Hoa Kỳ, Nhật Bản, UAE, Ả Rập Saudi, Bahrain, Oman, Belarus, Kuwait, Malaysia, và Đài Loan. Hình phạt này cũng không được áp dụng trong thực tế ở Hàn Quốc, Liên bang Nga, Qatar, Bahamas, Barbados, cũng như Brunei. Ở IsraelChile, nó được áp dụng cho tội phạm trong chiến tranh. Tất cả các quốc gia còn lại trong nhóm này đều đã bãi bỏ án tử hình.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tử hình theo quốc gia và vùng lãnh thổ https://www.amnesty.org/download/Documents/ACT5066... https://www.amnesty.org/en/death-penalty http://www.infoplease.com/ipa/A0777460.html https://www.un.org/apps/news/story.asp?NewsID=1502... https://web.archive.org/web/20140104212752/https:/... http://www.conventions.coe.int/Treaty/Commun/Cherc... http://www.cidh.org/Basicos/English/Basic3.America... https://web.archive.org/web/20050616105737/http://... http://www.capitalpunishmentuk.org/world.html https://web.archive.org/web/20080924173034/http://...